Đại dịch COVID-19 xuất hiện khiến cho đề kháng của xã hội suy giảm. Các bệnh cảm cúm và virus, vi khuẩn lây lan, buộc con người phải hạn chế tiếp xúc. Một trong những cách giảm thiểu tiếp xúc nơi công sở là sự chuyển đổi từ các phương pháp chấm công truyền thống sang chấm công không tiếp xúc. Bài viết này sẽ đi sâu vào xu hướng chấm công không tiếp xúc, phân tích lợi ích của nó và khuyến nghị doanh nghiệp.
Chấm công không tiếp xúc là gì?
Chấm công không tiếp xúc là phương pháp ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên mà không yêu cầu họ phải tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ thiết bị vật lý nào. Thay vào đó, các công nghệ như nhận dạng khuôn mặt, quét mã QR, ứng dụng di động được sử dụng để xác thực danh tính và ghi lại thời gian làm việc.
Tại sao chấm công không tiếp xúc lại trở thành xu hướng?
- Tăng hiệu quả: tự động hóa giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót.
- Tính linh hoạt.
- Dữ liệu chính xác.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh.
Chấm công không tiếp xúc giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh qua việc tiếp xúc với các bề mặt chung.Nhân viên có thể chấm công từ xa/trên điện thoại bằng GPS khi đã đến khu vực làm việc, tại bất kỳ đâu có kết nối internet. Hệ thống cung cấp dữ liệu thời gian làm việc chính xác và chi tiết. Đồng thời hỗ trợ cho việc tính lương và đánh giá hiệu suất.
Như bao phương thức chấm công tự động khác, việc sử dụng phương thức chấm công không tiếp xúc cũng đem lại ba lợi ích đầu tiên. Nhưng giải pháp này vượt trội hơn trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe nhân sự bởi tránh được lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, tính bảo mật vẫn đảm bảo.
Các hình thức chấm công không tiếp xúc phổ biến
- Nhận dạng khuôn mặt: Sử dụng camera để nhận diện khuôn mặt nhân viên.
- Quét mã QR: Nhận diện bằng quét mã QR trên điện thoại để chấm công.
- Ứng dụng di động: Cài đặt ứng dụng trên điện thoại để chấm công trực tuyến. Chấm công bằng GPS bằng phần mềm trên điện thoại.
- Thẻ từ/thẻ cảm ứng: Sử dụng thẻ từ hoặc thẻ cảm ứng để xác thực danh tính.
- Quét mống mắt: Nhận diện chấm công bằng mống mắt của nhân viên. Hình thức này chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng đã có trên thị trường quốc tế.
Bạn có thể kết hợp các hình thức trên với thiết bị kiểm soát cửa ra vào tự động. Như vậy có thể giảm thiểu tiếp xúc ở các vị trí như tay nắm cửa, thang máy, …
Chấm công không tiếp xúc: Xu hướng trong và sau thời kỳ COVID-19
Lợi ích đối với doanh nghiệp
- Nâng cao trải nghiệm nhân viên: việc chấm công trở nên nhanh chóng, thuận tiện và thú vị hơn.
- Tăng cường quản lý nhân sự. Tối ưu hóa chi phí. Nâng cao tính bảo mật. Hạn chế tình trạng chấm công hộ.
- Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: Thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến sức khỏe và an toàn của nhân viên.
- Hình thức chấm công hiện đại và bảo mật. Đảm bảo có thể áp dụng chấm công linh hoạt với nhân viên kinh doanh.
Thực hiện chấm công không tiếp xúc như thế nào?
Bước đầu, doanh nghiệp cần đánh giá nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp để chọn giải pháp chấm công phù hợp. Tùy vào đặc điểm của nhân sự và môi trường làm việc, nhà quản lý cần chọn phương thức chấm công phù hợp nhất. Trên cơ sở đó, tiếp tục lựa chọn loại máy chấm công và ứng dụng chấm công đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của doanh nghiệp. Hướng dẫn chọn mua máy chấm công chuẩn cho doanh nghiệp đã được 3C chia sẻ tại đây. Bạn có thể liên hệ 3C qua hotline 0813.273.490 hoặc 0974.72.74.83 để được tư vấn nhé.
Bước 2 là tiến hành cài đặt và triển khai. Tại bước này, đối với máy chấm công, bạn có thể lắp đặt thiết bị theo hướng dẫn. Khi mua máy tại 3C, bạn sẽ được miễn phí chi phí lắp đặt. Đối với ứng dụng và phần mềm chấm công, cần cập nhật thông tin nhân sự và đào tạo nhân viên sử dụng. Đồng thời thực hiện tích hợp với máy chấm công với phần mềm.
Kết luận
Chấm công không tiếp xúc là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số và đặc biệt hữu ích trong bối cảnh trong và sau đại dịch. Doanh nghiệp không chỉ đảm bảo an toàn cho nhân viên mà còn nâng cao hiệu quả quản lý. Tạo ra môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp.
Lời khuyên dành cho doanh nghiệp đó là tìm hiểu kỹ về các giải pháp, so sánh các giải pháp khác nhau để chọn được giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp. Đồng thời, cần có sự hướng ứng tích cực, mạnh mẽ từ cấp quản lý và lan tỏa tới nhân viên. Cần đảm bảo tất cả nhân viên hiểu rõ cách sử dụng hệ thống mới. Tùy nghiệp vụ mỗi doanh nghiệp, việc ứng dụng giải pháp mới cần linh hoạt. Thường xuyên đánh giá và cải tiến để đảm bảo hiệu quả. 3C hi vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn.
>> Xem thêm:
- Nên chọn máy chấm công vân tay hay máy chấm công khuôn mặt?
- 6+ phần mềm chấm công trên điện thoại hàng đầu Việt Nam
chamcongchuan.com